
Danh mục sản phẩm
Trang chủ
Vancomycin 500 mg
TÊN THUỐC
Vammybivid’s
Thuốc bột đông khô pha tiêm Vancomycin 500 mg
THÀNH PHẦN
Hoạt chất chính: 1 lọ chứa 512,6 mg vancomycin hydrochloride tương đương với 500 mg vancomycin
Tá dược khác: không có tá dược nào ngoại trừ có thể dùng HCl để điều chỉnh pH.
DẠNG BÀO CHẾ VÀ BAO BÌ
Thuốc bột đông khô pha tiêm truyền
CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
Tiêm truyền tĩnh mạch
Chỉ hạn chế sử dụng thuốc qua đường truyền đối với các nhiễm khuẩn nghiêm trọng do các vi khuẩn đề kháng với các kháng sinh khác hoặc các bệnh nhân dị ứng với các kháng sinh họ betalactam.
– Viêm màng trong tim
– Nhiễm khuẩn xương (viêm xương, viêm tủy xương) và khớp
– Viêm phổi
– Nhiễm khuẩn huyết
– Nhiễm khuẩn mô mềm.
Dùng điều trị dự phòng trong phẫu thuật ngoại vi trong trường hợp có sự gia tăng tình trạng hiểm nghèo đối với bệnh nhân nhằm phòng chống nhiễm khuẩn gram dương trong phẫu thuật tim và mạch máu và trong các cuộc giải phẫu xương và khớp.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định ở bệnh nhân được biết trước đó có mẫn cảm với vancomycin.
CẢNH BÁO ĐẶC BIỆT VÀ THẬN TRỌNG TRONG SỬ DỤNG
Vancomycin chỉ có thể được truyền tĩnh mạch chậm (không hơn 10 mg/phút, bao gồm các liều đơn dưới 600 mg trong ít nhất 60 phút) và được pha loãng đủ (ít nhất là 100 ml cho 500 mg), vì truyền nhanh có thể gây ra các phản ứng phản vệ như tụt huyết áp và khó thở.
Nồng độ đỉnh của Vancomycin (mẫu được lấy sau khi kết thúc tiêm truyền khoảng một giờ) được khuyến cáo trong khoảng từ 30 – 40 mg/l và nồng độ đáy (mẫu được lấy ngay trước lần tiêm truyền kế tiếp) được khuyến cáo trong khoảng 5 – 10 mg/l. Việc kiểm tra thường xuyên nồng độ trong huyết tương được chỉ định trong các lần sử dụng kéo dài, đặc biệt ở các bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận hoặc mất thính giác và sử dụng đồng thời các hoạt chất gây độc hại với cơ quan thính giác hoặc gây độc hại thận.
Cần thường xuyên kiểm tra thính lực ở các bệnh nhân có chức năng hạn chế về thính lực trong trường hợp sử dụng đồng thời với các thuốc gây độc hại cho thính giác và các chức năng thận không hoạt động bình thường.
Nếu sử dụng vancomycin trong suốt một thời gian dài hoặc dùng chung với các thuốc có thể gây chứng giảm bạch cầu trung tính, cần phải tiến hành thường xuyên việc kiểm tra đếm huyết cầu.
Cần thận trọng khi sử dụng vancomycin đối với các bệnh nhân bị dị ứng với teicoplanin, vì có các báo cáo về các phản ứng dị ứng chéo giữa vancomycin và teicoplanin.
Chỉ được sử dụng Vancomycin 500 mg với sự thận trọng đặc biệt đối với bệnh nhân suy thận cấp và đang bị các vấn đề liên quan đến thính lực ở tai trong.
Phải lưu ý và có các hướng dẫn riêng việc sử dụng vancomycin cho các bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận (xem liều lượng và cách sử dụng và quá liều).
Không có sự thận trọng cụ thể nào khi sử dụng cho các bệnh nhân có chức năng gan suy giảm.
Phải lưu ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ, trẻ em và người lớn tuổi:
Có các hướng dẫn riêng cho trẻ em và trẻ nhỏ (xem liều lượng và cách sử dụng).
Không có sự thận trọng cụ thể nào khi sử dụng cho các bệnh nhân lớn tuổi trừ khi họ có chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng hoặc các vấn đề nghiêm trọng về thính lực.
PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
Không có đầy đủ kinh nghiệm trong việc sử dụng Vancomycin 500 mg khi mang thai và cho con bú sữa mẹ ở người, vì thế chỉ nên kê đơn Vancomycin 500 mg cho phụ nữ mang thai sau khi đã phân tích toàn diện giữa lợi và hại.
Thử nghiệm trên loài vật không cho thấy có dấu hiệu gây quái thai.
Vancomycin 500 mg đi qua sữa mẹ và chỉ nên dùng trong lúc cho con bú sữa mẹ khi các kháng sinh khác không mang lại hiệu quả. Thuốc có thể gây các sự cố về hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ như tiêu chảy, nhiễm nấm và khả năng gây mẫn cảm.
TÁC ĐỘNG LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Không có báo cáo.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Vancomycin/các thuốc khác có thể gây tổn thương thận hoặc thính lực
Sử dụng đồng thời hoặc phối hợp vancomycin với các thuốc khác mà những thuốc này có tác dụng gây độc cho thính lực hoặc cho thận có thể làm gia tăng các tác dụng này. Việc theo dõi kiểm tra sát là tối cần thiết, đặc biệt khi sử dụng đồng thời với các aminoglycoside. Trong các trường hợp này, liều lượng tối đa của vancomycin được giới hạn ở mức 500 mg mỗi 8 giờ.
Vancomycin/thuốc gây nghiện
Đã có các báo cáo về mức độ thường xuyên của các tác dụng phụ có thể gia tăng cùng lúc với việc truyền vancomycin qua đường tĩnh mạch (như giảm trương lực, đỏ da, ban đỏ, mày đay và ngứa) (xem phần Tác dụng không mong muốn) khi sử dụng đồng thời vancomycin và các thuốc gây nghiện.
Vancomycin/các thuốc giãn cơ
Nếu sử dụng vancomycin trong lúc đang hoặc ngay sau khi phẫu thuật các tác dụng các thuốc giãn cơ (chẹn thần kinh cơ) có thể được tăng cường và kéo dài khi chúng được sử dụng cùng lúc (ví dụ như succhinylcholine).
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Tiêm truyền tĩnh mạch
Các bệnh nhân có chức năng thận bình thường
– Trẻ em từ 12 tuổi và người lớn
Liều lượng chuẩn trong truyền dịch là 500 mg vancomycin cách mỗi 6 giờ hoặc 1 g cách mỗi 12 giờ.
– Bệnh nhân lớn tuổi
Việc giảm mức độ lọc cầu thận tự nhiên cùng với tuổi tác có thể mang đến kết quả làm tăng nồng độ vancomycin trong huyết tương trừ khi liều lượng được điều chỉnh (xem bản định liều với chức năng thận bị hạn chế).
– Trẻ em (dưới 12 tuổi)
Liều lượng tiêu chuẩn hằng ngày trong truyền dịch qua đường tĩnh mạch là 40 mg/kg thể trọng, thông thường được chia làm 4 liều đơn, ví dụ 10 mg/kg thể trọng mỗi 6 giờ.
– Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Liều lượng có thể thấp hơn đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Khuyến cáo nên dùng liều khởi đầu là 15 mg/kg và các liều duy trì là 10 mg/kg mỗi 12 giờ trong tuần đầu tiên của cuộc đời và cách mỗi 8 giờ đối với trẻ đến 1 tháng tuổi. Cần thiết có thể phải theo dõi kiểm tra các nồng độ trong huyết tương.
Điều trị trong phẫu thuật
Liều lượng gợi ý: người lớn được cho sử dụng 1g vancomycin trước khi phẫu thuật (khi khởi đầu gây mê) và một liều hay nhiều liều 1g vancomycin qua đường tĩnh mạch ở giai đoạn hậu phẫu tùy thuộc vào thời gian kéo dài phẫu thuật và loại hình phẫu thuật.
Trẻ em được cho dùng 20 mg vancomycin/kg thể trọng qua đường tĩnh mạch cùng các thời điểm như thế.
Bệnh nhân có chức năng thận bị suy giảm
Phải điều chỉnh liều lượng dựa trên lượng đào thải đối với các bệnh nhân có chức năng thận hạn chế. Điều này tỏ ra có ích trong việc xác định các nồng độ vancomycin trong huyết tương, đặc biệt đối với các bệnh nhân có bệnh lý nghiêm trọng với các chức năng thận thay đổi.
Có thể sử dụng bảng dưới đây cho phần lớn các bệnh nhân có chức năng thận hạn chế. Sự thanh thải creatinine có thể được xác định hoặc có thể ước lượng được. Tổng liều hằng ngày của vancomycin (tính theo mg) vào khoảng 15 lần mức độ lọc của cầu thận (tính theo ml/phút).
Liều khởi điểm nên luôn luôn ít nhất là 15 mg/kg.
Bảng định liều cho các bệnh nhân bị hạn chế chức năng thận.
(theo Moellering và cộng sự, Ann.Intern.Med. (1981); 94:343)
Mức thanh thải creatinine [ml/phút] |
Các liều vancomycin (mg/24 giờ) |
|||
lớn hơn |
100 |
1545 |
||
90 |
1390 |
|||
80 |
1235 |
|||
70 |
1080 |
|||
60 |
925 |
|||
50 |
770 |
|||
40 |
620 |
|||
30 |
465 |
|||
20 |
310 |
|||
10 |
155 |
|||
Không thể áp dụng bảng này đối với các bệnh nhân vô niệu. Nên cho các bệnh nhân này một liều lượng là 15 mg/kg thể trọng để đạt đến các nồng độ điều trị trong huyết tương. Các liều duy trì là 1,9 mg/kg/24 giờ. Đối với bệnh nhân là người lớn bị hạn chế nghiêm trọng chức năng thận, có thể sử dụng liều lượng từ 250 đến 1000 mg cách khoảng nhiều ngày thay vì liều lượng đơn giản được dùng hằng ngày.
Liều lượng cho bệnh nhân thẩm tách máu
Có thể dùng liều sau đây cho các bệnh nhân không có chức năng thận, ngay cả khi được thẩm tách máu đều đặn: liều tấn công 1000 mg, liều duy trì 1000 mg cách mỗi 7-10 ngày. Nếu sử dụng các màng polysulfone trong thẩm tách máu (thẩm tách dòng cao), trị số thời gian bán hủy của vancomycin sẽ bị giảm. Có thể tăng cường thêm một liều duy trì phụ đối với các bệnh nhân thường xuyên thẩm tách máu.
Nếu chỉ biết được trị số creatinine trong huyết tương, trị số thanh thải creatinine có thể được tính áng chừng với các công thức sau:
Trị số creatinine trong huyết tương phải tương ứng với tình trạng chức năng thận ổn định. Trong các nhóm bệnh nhân sau trị số được tính áng chừng thông thường cao hơn trị số thanh thải creatinine thực:
Đối với bệnh nhân có chức năng thận đang bị suy giảm (ví dụ sốc, suy tim nghiêm trọng hoặc giảm niệu); bệnh nhân béo phì hoặc bệnh nhân có các bệnh lý gan, phù nề hoặc cổ trướng; các bệnh nhân yếu sức, suy dinh dưỡng hoặc nằm tại chỗ.
Nếu có thể, nên trực tiếp xác định trị số thanh thải creatinine.
CÁCH DÙNG
Tiêm truyền qua đường tĩnh mạch:
Chỉ nên truyền Vancomycin ở chế độ truyền tĩnh mạch chậm (không quá 10 mg/phút, các liều đơn dưới 600 mg trên ít nhất là 60 phút) và được pha loãng đủ (tối thiểu 100 ml cho 500 mg). Các bệnh nhân bị hạn chế dùng chất lỏng cũng có thể được cho dùng dung dịch 500 mg/50 ml. Nguy cơ biến chứng do truyền dịch gây ra bị gia tăng ở các nồng độ cao hơn.
Pha chế dung dịch:
Hòa tan thuốc bột đông khô với nước cất pha tiêm trước khi dùng. Yêu cầu cần pha loãng thêm tương ứng với các hướng dẫn sau đây.
Dung dịch thu được phải được pha loãng tiếp với các dung dịch truyền tương thích. Nồng độ vancomycin không nên vượt quá 2,5-5 mg/ml trong dung dịch truyền.
Lượng thuốc trong lọ được hòa tan với 20 ml nước cất pha tiêm và sau đó được pha loãng với 200-400 ml các dung dịch truyền khác.
Sự tương thích với các loại chất lỏng truyền dịch:
Với kết quả thử nghiệm với các dung dịch 0,4% vancomycin, các dung dịch sau đây tương thích về mặt hóa lý:
– Dung dịch glucose 5%
– Dung dịch glucose 5% với sodium chloride 0,9%
– Dung dịch Ringers lactate
– Dung dịch glucose 5% trong dung dịch Ringers lactate
– Dung dịch nước muối sinh lý
– Dung dịch Ringers acetate
Phải sử dụng tách biệt dung dịch vancomycin với các loại trên trừ khi tính tương thích về mặt hóa lý với các dung dịch truyền khác đã được xác nhận.
Các tương kỵ quan trọng nhất
Các dung dịch vancomycin có pH thấp. Điều này có thể gây hậu quả về sự thiếu ổn định về mặt lý hóa nếu như thuốc được pha với các chất khác. Vì thế mọi dung dịch tiêm truyền cần được kiểm tra cặn chất lắng và sự đổi màu trước khi dùng.
Dung dịch vancomycin và các dung dịch kháng sinh β-lactam không tương thích về mặt vật lý khi được pha chung. Xác suất thất bại gia tăng cùng với nồng độ của vancomycin. Khuyến cáo nên súc rửa kỹ các ống dây truyền đường tĩnh mạch giữa các lần sử dụng các kháng sinh này. Và nên pha loãng các dung dịch vancomycin ở nồng độ 5 mg/ml hoặc nhỏ hơn.
Liệu pháp phối hợp
Trong trường hợp sử dụng liệu pháp phối hợp vancomycin với các kháng sinh khác và các liệu pháp hóa trị, cần phải sử dụng tách biệt riêng các thuốc đó.
Thời gian sử dụng:
Thời gian điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn và quy trình lâm sàng và vi khuẩn học.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Khi đánh giá các tác dụng không mong muốn, các thông tin về mức độ thường xuyên sau thường được sử dụng:
Rất thường xuyên: có hơn 1 trong số 10 bệnh nhân |
Thường xuyên: ít hơn 1 trong số 10 nhưng nhiều hơn 1 trong số 100 bệnh nhân |
Không thường xuyên: ít hơn 1 trong số 100 bệnh nhân nhưng nhiều hơn 1 trong số 1000 bệnh nhân |
Hiếm: ít hơn 1 trong số 1000 nhưng nhiều hơn 1 trong số 10 000 bệnh nhân |
Rất hiếm: 1 trường hợp hoặc ít hơn 1 trong số 10 000 bệnh nhân bao gồm các trường hợp riêng lẻ |
Các phản ứng xảy ra liên quan đến việc truyền qua đường tĩnh mạch (cũng xem phần các phản ứng quá mẫn)
Trong lúc hoặc ngay sau khi truyền vancomycin với tốc độ nhanh có thể xảy ra các phản ứng phản vệ, bao gồm tụt huyết áp, khó thở, mày đay hoặc ngứa. Da ở nửa phần trên của cơ thể đỏ lên (“đỏ cổ” hoặc “người đỏ”), đau nhức và chuột rút có thể xảy ra ở các cơ ngực hoặc lưng. Các phản ứng nói chung biến mất trong khoảng 20 phút đến vài giờ sau khi ngưng truyền.
Vì các tác dụng này hiếm khi xảy ra hơn với truyền chậm, điều quan trọng là cần pha đủ loãng vancomycin và truyền thuốc trong suốt một thời gian đủ dài (xem Hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng).
Ảnh hưởng trên thận
Tổn thương thận, có thể ban đầu được phát hiện qua việc gia tăng nồng độ tập trung creatinine trong huyết tương hoặc urê huyết tương. Điều này xảy ra ở phần lớn ở các bệnh nhân đã nhận được các liều cao vancomycin cùng lúc với các aminoglycoside hoặc đang có chức năng thận bị hạn chế, đã được thường xuyên quan sát thấy. Rất hiếm khi có các báo cáo về các chứng viêm thận (viêm thận kẽ) và/hoặc suy thận cấp. Sau khi ngưng vancomycin, các kết quả chẩn đoán nói chung cho thấy trở lại bình thường. Tuy nhiên chức năng thận nên được theo dõi kiểm tra thường xuyên và cần điều chỉnh liều lượng cho phù hợp với mức độ hạn chế của chức năng thận, đặc biệt đối với bệnh nhân đang có chức năng thận bị hạn chế hoặc khi phối hợp sử dụng với các aminoglycoside.
Kiểm tra theo dõi các nồng độ vancomycin trong huyết tương trong thời gian điều trị được chỉ định trong các trường hợp này.
Ảnh hưởng trên các giác quan
Đã có các báo cáo nhưng không thường xuyên về sự giảm thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các bệnh nhân bị ảnh hưởng trước đó đã nhận vancomycin ở liều cao hoặc có sử dụng thêm các thuốc khác gây hại đến thính lực, các bệnh nhân bị hạn chế chức năng thận hoặc khả năng thính lực đã bị hạn chế trước đó. Việc kiểm tra thính lực thường xuyên được chỉ định đối với các bệnh nhân này.
Có báo cáo không thường xuyên về buồn nôn và kêu ù tai.
Ảnh hưởng trên máu và tiểu cầu
Có các báo cáo nhưng không thường xuyên về việc giảm nhất thời số lượng của một loại bạch cầu máu nhất định (giảm bạch cầu trung tính). Nói chung điều này xảy ra một tuần sau khi bắt đầu liệu pháp hoặc về sau, sau khi truyền với tổng lượng trên 25 g. Sau khi chấm dứt điều trị với vancomycin, máu nhanh chóng trở lại bình thường. Rất hiếm có chứng mất bạch cầu hạt có thể đảo nghịch được (sự giảm mạnh lượng một loại bạch cầu máu nhất định) đã được báo cáo. Tuy nhiên, mối tương quan nhân quả trong việc điều trị với vancomycin chưa được xác định. Việc đếm bạch cầu ở các bệnh nhân đã sử dụng vancomycin trong khoảng thời gian dài hoặc đã nhận cùng lúc các thuốc khác có thể gây các chứng giảm bạch cầu trung tính hoặc chứng mất bạch cầu hạt nên được kiểm tra thường xuyên.
Việc giảm lượng tiểu cầu và việc gia tăng bạch cầu ưa eosin được quan sát thấy không thường xuyên.
Các phản ứng quá mẫn (cũng xem phần liên quan đến các phản ứng xảy ra với truyền dịch qua đường tĩnh mạch)
Ban ngoại và viêm màng nhầy có thể thường xuyên xảy ra kèm theo hoặc không kèm theo ngứa. Rất hiếm khi có các báo cáo về chứng chảy nhiều nước mắt kéo dài đến 10 giờ xảy ra đồng thời với việc truyền vancomycin.
Người ta cũng quan sát thấy nhưng không thường xuyên các phản ứng quá mẫn với các triệu chứng như sốt do thuốc, tăng bạch cầu ưa eosin, rét, viêm mạch máu.
Các phản ứng quá mẫn ở mọi mức độ nghiêm trọng khác nhau – bao gồm cả sốc – đều có khả năng xảy ra.
Trong một vài trường hợp, đối với các phản ứng phản vệ nghiêm trọng cần áp dụng các biện pháp cấp cứu phù hợp.
Các tình trạng về da nghiêm trọng kèm với các phản ứng toàn thân đe dọa đến mạng sống (như bệnh da tuyến tính gA, bệnh tróc da, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell) đã được báo cáo nhưng hiếm gặp có liên kết với liệu pháp vancomycin. Các phản ứng da vừa nêu xảy ra cùng với các phản ứng toàn thân đe dọa đến tính mạng.
Các ảnh hưởng trên đường ruột
Buồn nôn có thể thường hay xảy ra.
Viêm viêm đại tràng giả mạc (bệnh lý đường ruột nghiêm trọng do các chủng Clostridium difficile tạo ra độc tố) đã được báo cáo nhưng rất hiếm ở các bệnh nhân được truyền vancomycin qua đường tĩnh mạch.
Nếu như chứng tiêu chảy nghiêm trọng liên tục xảy ra trong khi hoặc sau khi sử dụng liệu pháp qua đường tĩnh mạch, chứng này có thể do viêm viêm đại tràng giả mạc gây ra, cần phải điều trị ngay.
Các phản ứng tại chỗ:
Viêm tĩnh mạch có thể xảy ra. Có thể làm giảm điều này bằng cách truyền chậm các dung dịch pha loãng (250 – 500 mg/100 ml) và thay đổi điểm tiêm truyền. Các mũi tiêm cận tĩnh mạch hoặc bắp do bất cẩn gây đau, kích ứng mô và hoại tử.
Việc sử dụng vancomycin có thể gây hậu quả là sự sinh sôi nẩy nở vượt mức các vi khuẩn không-nhạy cảm hoặc nấm.
Viêm ruột kết màng giả:
Trong trường hợp này bác sĩ nên cân nhắc chấm dứt liệu pháp với Vancomycin 500 mg tùy theo sự chỉ định và nếu cần thiết triển khai ngay việc điều trị thích hợp (ví dụ sử dụng các kháng sinh đặc biệt và các liệu pháp hóa trị có tác dụng đã được chứng minh về mặt lâm sàng). Không được sử dụng các thuốc ức chế nhu động.
Các phản ứng quá mẫn cấp tính nghiêm trọng (ví dụ phản vệ):
Trong trường hợp này phải ngưng ngay việc điều trị với Vancomycin 500 mg và các biện pháp cấp cứu chuẩn mực phải được triển khai ngay (ví dụ các thuốc kháng-histamin, corticosteroid, kích thích tiết adrenalin và hô hấp nhân tạo nếu cần thiết).
Hội chứng “đỏ cổ” hay “người đỏ”
Trong lúc hoặc ngay sau khi truyền vancomycin với tốc độ nhanh có thể xảy ra các phản ứng phản vệ, bao gồm tụt huyết áp, khó thở, mày đay hoặc ngứa. Da ở nửa phần trên của cơ thể đỏ lên (“đỏ cổ” hoặc “người đỏ”), đau nhức và chuột rút có thể xảy ra ở các cơ ngực hoặc lưng. Các phản ứng nói chung biến mất trong khoảng 20 phút đến vài giờ sau khi ngưng truyền mà không cần đến các hành động cấp cứu cụ thể nào. (Trong trường hợp bị các triệu chứng nghiêm trọng xin xem phần trên: “các phản ứng quá mẫn cấp tính nghiêm trọng”).
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
QUÁ LIỀU
Xem thêm phần Tác dụng không mong muốn
- Không có thuốc giải độc đặc hiệu nào
- Các nồng độ cao trong huyết tương có thể được giảm thiểu một cách hiệu quả bằng cách lọc máu qua màng hay chất hấp phụ (nhựa polysulfone).
- Yêu cầu thực hiện điều trị triệu chứng quá liều cùng với việc duy trì chức năng thận.
Các phản ứng do truyền dịch gây ra
- Nếu vancomycin được tiêm quá nhanh, ví dụ trong vòng vài phút, có thể xảy ra việc tụt huyết áp nghiêm trọng kèm theo sốc và trong trường hợp hiếm thấy ngưng tim có thể xảy ra.
- Trong lúc hoặc ngay sau khi truyền vancomycin với tốc độ nhanh có thể xảy ra các phản ứng phản vệ, bao gồm tụt nhanh huyết áp, khó thở, mày đay hoặc ngứa. Da ở nửa phần trên của cơ thể đỏ lên (“đỏ cổ” hoặc “người đỏ”), đau nhức và chuột rút có thể xảy ra ở các cơ ngực hoặc lưng. Các phản ứng nói chung biến mất trong khoảng 20 phút đến vài giờ sau khi ngưng truyền.
TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ
Dược động học
Thuốc được dùng tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân. Ở những đối tượng có chức năng thận bình thường, truyền nhiều lần liều 500 mg trong 30 phút tạo nên nồng độ trung bình trong huyết tương khoảng 49 mg/l sau khi ngưng truyền, nồng độ trung bình trong huyết tương khoảng 19 mg/l sau khi truyền 2 giờ, và nồng độ trung bình trong huyết tương khoảng 10 mg/l sau khi truyền 6 giờ.
Thời gian bán huỷ đào thải trung bình của vancomycin trong huyết tương từ 4 đến 6 giờ ở những đối tượng có chức năng thận bình thường. Vancomycin thải trừ qua nước tiểu ở dạng không chuyển hoá, trong 24 giờ đầu, khoảng 75% liều vancomycin đã dùng được thải trừ qua nước tiểu.
Khoảng 55% vancomycin kết hợp với protein huyết thanh. Vancomycin dễ dàng khuyếch tán vào màng phổi, màng tim, màng bụng và hoạt dịch. Vancomycin hydrochlorid không khuyếch tán qua màng não bình thường để vào dịch não tuỷ nhưng khi màng não bị viêm, sự thấm qua dịch não tuỷ xảy ra.
Dược lực học
Vancomycin thuộc họ kháng sinh nhóm glycopeptide.
Tác dụng diệt khuẩn của vancomycin chủ yếu là do khả năng ức chế sự sinh tổng hợp vách tế bào. Ngoài ra, vancomycin còn làm thay đổi tính thấm màng tế bào và sự sinh tổng hợp RNA của vi khuẩn. Vancomycin có hoạt tính chống lại nhiều vi khuẩn Gram (+) bao gồm: staphylococci, streptococci, Streptococcus pneumoniae, enterococci, corynebacterium và clostridium difficile. Trên thực nghiệm Vancomycin không có hoạt tính chống vi khuẩn Gram (-), nấm.
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN:
- Bảo quản ở nhiệt độ dưới 300
- Sau khi pha: dung dịch có hiệu lực trong 12 giờ ở nhiệt độ phòng (dưới 30oC) và 24 giờ trong tủ lạnh. Nên sử dụng càng sớm càng tốt vì rủi ro nhiễm khuẩn.
HẠN DÙNG
24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
QUI CÁCH: Hộp 5 lọ
TIÊU CHUẨN: Nhà sản xuất
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Giữ xa tầm tay trẻ em!
NHÀ SẢN XUẤT
Thymoorgan Pharmazie GmbH
Schiffgraben 23, 38690 Vienenburg, Germany / Đức
XUẤT XƯỞNG
Sanavita Pharmaceuticals GmbH
Loh Str. 2, D-59368 Werne, Đức
CHỦ HỮU GIẤY PHÉP LƯU HÀNH:
Công ty TNHH Bình Việt Đức (Bivid Co., Ltd)
62/36 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Sản phẩm cùng nhóm
Bài viết khác
- Vắc xin COVID-19 và những lầm tưởng tai hại
- Chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của chủng virus SARS-CoV-2 mới
- Lạm dụng và lệ thuộc vào pregabalin và gabapentin: Cảnh báo Đặc biệt từ TGA
- Chuyên gia nói gì về băn khoăn SARS-CoV-2 lây qua thực phẩm?
- Ngủ đông khiến tế bào ung thư dễ tái phát
- Bản tin ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19