Trang chủ   Góc y khoa  Tại sao không nên uống nước khi bị nấc cụt ?

Tại sao không nên uống nước khi bị nấc cụt ?

Khi bị nấc cụt khá nhiều người thường uống nước vì nghĩ rằng tình trạng khó chịu sẽ được cải thiện. Nhưng theo các chuyên gia việc làm này là không nên bởi khá nguy hiểm cho sức khỏe.

Tình trạng nấc cụt hình thành do sự co thắt liên tục, không kiểm soát của cơ hoành. Cơ hoành là một cơ rất lớn, nằm ngăn cách giữa ngực và bụng.

Chúng ta hít thở được chính là nhờ sự di động lên xuống của cơ hoành. Khi cơ hoành co lại, di động đi xuống thì cũng là lúc phổi lấy oxy từ không khí vào.

Lúc cơ hoành giãn ra, di động đi lên thì phổi sẽ thải CO2 đi ra ngoài. Nhưng khi cơ hoành co thắt không theo nhịp thở sẽ tạo ra tình trạng nấc cụt.

Khi bắt đầu một cơn nấc cụt chúng ta không thể biết khi nào chúng sẽ xảy ra. Mỗi đợt co thắt, thường có một sự siết nhẹ của ngực hoặc họng trước khi tiếng nấc cụt được phát ra.

Phần lớn tình trạng nấc cụt sẽ khởi đầu và kết thúc tình trạng nấc cụt một cách đột ngột và chúng thường chỉ kéo dài khoảng vài phút.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt

Theo các bác sĩ có nhiều nguyên nhân ra tình trạng nấc cụt. Các nguyên nhân thường gặp có thể gây ra các cơn nấc cụt ngắn bao gồm:

  • Do ăn quá no làm dạ dày bị giãn căng nhanh chóng tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ.
  • Uống các đồ uống có cồn, đồ uống có ga, nước soda
  • Ăn các loại thức ăn cay như: ớt, tiêu,…
  • Ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh
  • Thay đổi nhiệt đột không khí đột ngột
  • Nuốt khí khi nhai kẹo cao su
  • Sự phấn kích hoặc stress
  • Sau khi phẫu thuật ở vùng ngực và bụng. Dây thần kinh phế vị, thần kinh hoành bị kích thích tạo ra nấc.

Vì sao không nên uống nước khi bị nấc cụt

Rất nhiều người thường chọn cách uống nước khi bị nấc cụt. Nhưng thực ra khi bị nấc cụt chúng ra không nên uống nước. Bởi uống nước khi bị nấc cụt sẽ dễ bị sặc vào khí quản.

Do khí quản nằm ở phía trước thực quản, cả hai đều bắt đầu từ cổ họng. Phía trước khí quản có một xương sụn.

Khi ta nuốt, khí quản nâng lên, do đó miệng khí quản được xương sụn này đậy lại, nước hoặc thức ăn nhờ thế mà đi vào thực quản, rơi xuống dạ dày.

Khi ta thở, miệng khí quản mở ra. Do khi nấc cụt, ta không chủ động khống chế được khí quản nên rất dễ bị sặc, nước vào khí quản gây nên ho sặc hoặc tắc thở nếu không được sơ cứu kịp thời.

Biện pháp khắc phục nấc cụt hiệu quả nhất

Thông thường những cơn nấc cụt sẽ tự hết sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có rất nhiều lựa chọn trong việc khắc phục nấc cụt mà không cần phải uống nước bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị nấc cụt sau:

  • Ngậm miệng, bịt mũi và gắng sức thở mạnh ra
  • Thở vào một túi giấy
  • Thè lưỡi ra ngoài
  • Ăn một muỗng đường
  • Để đầu gối chạm vào ngực và giữ nguyên tư thế như vậy
  • Cố ý thở hổn hển hoặc ợ hơi
  • Thư giãn và hít thở chậm rãi

Nếu bạn vẫn còn bị nấc cụt sau 48 giờ, hãy đến khám bác sĩ để các bác sĩ có phương án điều trị kịp thời

Hạn chế tình trạng nấc cụt

  • Không ăn thức ăn quá cay
  • Không nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc
  • Không uống rượu, bia hay đồ uống có ga, nước nóng
  • Không nên ăn quá nhanh
  • Hạn chế căng thẳng, stress
  • Không ăn đồ quá lạnh sau khi vừa thưởng thức một món nóng

Theo Suckhoecuocsong.vn

27 Tháng Mười Một, 2020

Bài viết khác