Trang chủ   Góc y khoa  Dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước

Dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước

Việc đảm bảo cơ thể luôn trong tình trạng đủ nước là một việc tương đối dễ dàng – bạn đơn giản chỉ cần uống đủ lượng nước mà cơ thể yêu cầu hàng ngày là được. Tuy vậy, lượng nước mà bạn cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu, thì không nhiều người biết. Điều này vô hình chung dẫn đến một nguy cơ – uống quá nhiều nước so với mức cơ thể cần, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không kém gì việc uống không đủ nước.

Theo Kristin Koskinen – chuyên gia dinh dưỡng “Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm gọi là ngộ độc nước (hay loãng máu, hạ natri máu) khiến nồng độ natri trong máu bị giảm đến mức nguy hiểm, Mặc dù việc nhiễm độc nước tương đối hiếm gặp, nhưng nó vẫn có thể xảy ra nếu bạn uống lượng nước vượt quá khả năng của cơ thể.

Bình thường, việc nồng độ natri bị hạ thấp ở mức vừa phải ít khi gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Nhưng khi nồng độ natri tiếp tục giảm do uống nước quá nhiều, nó có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, đau đầu và sương mù não. Bởi khi cơ thể không thể loại bỏ lượng nước dư thừa, các tế bào bắt buộc phải phình ra để chứa lượng nước này. Và vì não được bao bọc trong hộp sọ, nên nó gần như không có chỗ cho bất kỳ sự giãn nở nào, – điều này sẽ gây ra những cơn đau đầu và chứng sương mù não.

Để ngăn cản tình trạng này, bạn hãy để ý sớm những triệu chứng dưới đây – những triệu chứng sớm báo hiệu việc bạn đang uống quá nhiều nước.

Các dấu hiệu của tình trạng cho thấy cơ thể đang “thừa nước”

Cách tốt nhất là theo dõi màu sắc nước tiểu cũng như tần suất đi tiểu của bạn. Bình thường, màu sắc nước tiểu thường dao động từ màu vàng nhạt đến màu trà – màu của sắc tố urochrom. Nếu bạn đi tiểu quá thường xuyên, và màu nước tiểu quá nhạt – thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước trong một khoảng thời gian quá ngắn và cần phải trải ra những nỗ lực của bạn, hoặc bạn đã uống quá nhiều chất lỏng nói chung.

Trung bình, một người sẽ đi tiểu 6 – 8 lần một ngày, hoặc có thể lên đến 10 lần một ngày đối với những người uống nhiều nước hoặc đối với những người thường xuyên sử dụng caffeine / rượu.

Nếu cơ thể bị dư quá nhiều nước, bạn có thể cảm thấy buồn nôn –  đây là cách mà cơ thể bạn phản ứng để cố đào thải lượng nước dư thừa. Tiếp theo đó, khi tình trạng nặng hơn, bạn có thể cảm thấy đau đầu chóng mặt – đây là dấu hiệu của việc cơ thể đang dư quá nhiều nước

Làm thế nào để xác định lượng nước phù hợp với cơ thể

Để tránh được nguy cơ bị loãng máu – hay hạ natri huyết, bạn cần xác định được lượng nước cơ thể cần và uống trong giới hạn. Công thức trung bình thường được áp dụng 15 ml nước cho mỗi 0,45 trọng lượng cơ thể. Bên cạnh đó. vì cơ bắp có tỉ lệ nước nhiều hơn các mô mỡ,  nên những người gầy có thể bám sát con số này và những người thừa cân thì nên giảm xuống.

Nhưng cũng cần chú ý rằng, lượng nước cơ thể cần mỗi ngày còn dao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, chế độ ăn uống, mức độ hoạt động của bạn như thế nào,… Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng không nên chỉ bổ sung nước qua việc uống, mà còn cần qua các loại thực phẩm chứa nhiều nước khác. Ví dụ như trái cây, rau, canh,… Theo các chuyên gia, khoảng 20 phần trăm lượng nước cơ thể cần mỗi ngày đến từ thực phẩm, phần còn lại là từ đồ uống. Và nếu súp, trái cây và rau… là một phần thường xuyên trong chế độ ăn uống của bạn, thì bạn có thể không cần phải bổ sung thường xuyên nước.

Bên cạnh đó, gần như bất kỳ loại đồ uống nào cũng có thể được tính vào việc cung cấp nước hàng ngày cho cơ thể của bạn. Ngoại trừ rượu và các chất có khả năng gây lợi tiểu – chúng làm cho cơ thể bạn mất nhiều chất lỏng hơn lượng mà bạn lấy từ đồ uống, và đo đó gây ra mất nước.

Thời tiết cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng nước bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Trong thời tiết nóng hoặc khô, bạn sẽ cần cấp thêm nước cho cơ thể, ngược lại với thời tiết lạnh và ẩm. Và nếu như bạn là người thường xuyên vận bạn cũng cần tăng lượng chất lỏng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày

 

Cần chú ý là không nên chờ đến khi thật khát rồi uống liền thật nhiều nước. Đây là một thói quen gây hại cho thận. Ngoài ra, việc này còn có thể làm rối loạn chất điện giải trong máu, làm tăng huyết áp gây hại cho tim. Cách tốt nhất là nên chia nhỏ lượng nước khi uống để đảm bảo quá trình hấp thu tốt và không gây quá tải cho cơ thể.

 

Source: https://www.health.com/syndication/signs-you-are-drinking-too-much-water

3 Tháng Chín, 2019

Bài viết khác