Danh mục sản phẩm
Trang chủ   Góc y khoa  Chỉ số BMI và nồng độ đường huyết có mối liên quan đến tình trạng thai chết lưu ở những bà mẹ bị tiểu đường
Chỉ số BMI và nồng độ đường huyết có mối liên quan đến tình trạng thai chết lưu ở những bà mẹ bị tiểu đường
Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng những phụ nữ mang thai bị mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng gặp phải tình trạng thai chết lưu.
Theo nghiên cứu, việc kiểm soát tốt một số yếu tố sẽ giúp làm tăng khả năng mang thai khỏe mạnh và thành công. Chúng bao gồm một chế độ ăn uống dinh dưỡng, tập thể dục vừa phải, bổ sung dinh dưỡng phù hợp và ngủ đủ giấc. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu người mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc tiểu đường loại 2, thì tình trạng này có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe của cô ấy và cả đứa con chưa sinh của mình. Một trong số những rủi ro đó là tình trạng thai chết lưu.
Mặc dù đã xác định được rằng tỉ lệ thai chết lưu sẽ phổ biến ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường hơn là với những người không mắc bệnh, nhưng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe vẫn tiếp tục định vị các yếu tố nguy cơ cụ thể ở cả mẹ và em bé. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm 2019 trên tạp chí Diabetologia các nhà điều tra phát hiện ra rằng trong số các phụ nữ mắc bệnh tiểu đường (cả loại 1 và loại 2) chỉ số đường huyết và chỉ số khối cơ thể (BMI) của mẹ có mối liên hệ mật thiết nhất với tình trạng thai chết lưu.
Nghiên cứu này cho thấy chỉ riêng chỉ số BMI cũng đã làm tăng thêm nguy cơ thai chết lưu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Đồng thời, tỉ lệ thai chết lưu sẽ cao hơn sau khi thai được 37 tuần tuổi.
MD. Sharon Mackin, đồng tác giả của nghiên cứu trên cũng biết, lý do chính xác khiến tỉ lệ thai chết lưu xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường là do tuần hoàn kém, huyết áp cao hoặc bệnh vi mạch máu, làm ảnh hưởng đến thành và các lớp lót bên trong của động mạch vành nhỏ phân nhánh.
Thông tin thêm về nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 16 năm, trên 3.778 em bé được sinh ra bởi 2.582 bà mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 1.614 em bé được sinh ra với 1.265 phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các tác giả đã phân tích một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng thai chết lưu, bao gồm lượng đường trong máu của mẹ (trước và trong khi mang thai), chỉ số BMI của người mẹ, cân nặng khi sinh của trẻ và chỉ số SIMD của Scotland năm 2012.
SIMD là chỉ số đo lường tình trạng kinh tế xã hội bằng cách sử dụng mã bưu chính kết hợp với 38 chỉ số trên bảy lĩnh vực – bao gồm việc làm, y tế, giáo dục, truy cập địa lý, tội phạm và nhà ở – được đánh giá để cung cấp điểm số tổng thể.
Trong nhóm này, tỷ lệ thai chết lưu là 16,1 trên 1.000 ca sinh đối với những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 22,9 trên 1.000 ca sinh đối với những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong khi đó tỉ lệ trung bình tại Scotland chỉ là 4,9 trên 1.000 ca.
Đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1, sự ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, hút thuốc và thiếu là tương tự nhau ở cả nhóm thai chết lưu và sinh thường. Yếu tố BMI hơn một chút trong nhóm thai chết lưu: Trung bình thai chết lưu là 24.8 có cân nặng khỏe mạnh, so với 26,3 của nhóm sinh thường và hơi thừa cân. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1 đã sinh con sẽ có mức glucose cao hơn bình thường ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Nhưng với những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2, nồng độ glucose trước khi sinh lại là yếu tố dự báo quan trọng hơn về khả năng thai chết lưu so với mức độ đường huyết trong suốt thai kỳ.
Còn đối với những người mẹ mắc tiểu đường loại 2, họ càng béo phì thì nguy cơ thai chết lưu càng cao.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những em bé có cân nặng không đủ sẽ có nguy cơ thai chết lưu cao gấp 6 lần. Điều quan trọng cần lưu ý là trong tình huống này, giải pháp cho mẹ ăn nhiều hơn sẽ có tác dụng. Những đứa trẻ này bị thiếu cân là do thiếu dòng máu nuôi. Có thể nồng độ glucose cao đã khiến nhau thai không hoạt động tốt, điều này có thể dẫn đến việc cung cấp không đủ chất dinh dưỡng và oxy để hỗ trợ sự phát triển hiếu khí bình thường của thai nhi, khiến em bé bị thiếu cân.
Những em bé trong nghiên cứu có cân nặng khi sinh rất cao (được xác định là 95% hoặc cao hơn) có nguy cơ thai chết lưu cao gấp 3 lần. Nguyên nhân nằm ở việc bào thai sẽ lấy chất dinh dưỡng từ máu mẹ. Do đó, nếu máu mẹ có quá nhiều glucose, tuyến tụy của thai nhi sẽ sản sinh ra nhiều insulin hơn và glucose sẽ bị biến thành chất béo, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Nguồn: https://www.everydayhealth.com/diabetes/high-bmi-blood-sugar-linked-higher-stillbirth-risk-diabetic-women/
15 Tháng Mười, 2019
Bài viết khác
- Vắc xin COVID-19 và những lầm tưởng tai hại
- Chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của chủng virus SARS-CoV-2 mới
- Lạm dụng và lệ thuộc vào pregabalin và gabapentin: Cảnh báo Đặc biệt từ TGA
- Chuyên gia nói gì về băn khoăn SARS-CoV-2 lây qua thực phẩm?
- Ngủ đông khiến tế bào ung thư dễ tái phát
- Bản tin ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19