Danh mục sản phẩm
Trang chủ   Góc y khoa  Ô nhiễm không khí “giết người” nhiều như hút thuốc lá
Ô nhiễm không khí “giết người” nhiều như hút thuốc lá
Các chất ô nhiễm trong không khí có thể xâm nhập vào máu và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn cơ thể. Và nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, số người chết do ô nhiễm không khí cao tương đương với các việc hút thuốc.
Ô nhiễm không khí có hại ngang với hút thuốc lá
Richard Muller, Tiến sĩ, nhà vật lý và nghiên cứu khí hậu tại Đại học California, đưa ra lời cảnh báo rằng hít thở ô nhiễm không khí và hút thuốc lá, có thể gây ra những tác hại tương tự nhau.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, hít thở không khí với mức độ ô nhiễm không khí nhẹ trong 10 năm đã sẽ gây ra những tổn thương trên phổi tương tự sau 29 năm hút một bao thuốc lá mỗi ngày.
Ô nhiễm không khí cũng mang đến nhiều rủi ro sức khỏe khác liên quan đến hút thuốc – từ ung thư phổi, khí phế thũng đến bệnh tim và đột quỵ. Điều này rất giống với thuốc lá. Chúng ta càng hít vào nhiều, rủi ro bệnh tật càng cao.
Điều nguy hiểm là không giống như thuốc lá, ô nhiễm không khí thường không đi kèm với nhãn cảnh báo hoặc mùi khó chịu. Đối với hầu hết chúng ta, sẽ không có một dấu hiệu rõ rệt nào cho thấy chúng ta đang hít vào không khí bị ô nhiễm. Và đặc biệt, chúng ta không thể tự kiểm soát được không khí chúng ta thở.
Ô nhiễm không khí – Chúng ta đang hít vào cái gì?
Những người hút thuốc lá sẽ hít phải hơn 7.000 loại hóa chất cho mỗi lần hút, và ít nhất 69 chất trong số này được biết là có thể gây ung thư.
Trong khi đó, các thành phần độc hại có trong không khí lại rất khác nhau và phụ thuộc vào nơi chúng ta sống. Ví dụ, khí thải từ ô tô và các nhà máy, có chứa nhiều chất ô nhiễm nguy hiểm. Mỗi khi chúng ta khởi động động cơ, các chất độc gây ung thư như benzen, cùng với các loại khí và hạt nguy hiểm, sẽ được giải phóng vào không khí. Bất cứ khi nào nhiên liệu bị đốt cháy, các hạt bụi mịn nguy hiểm, thủy ngân, chì và các kim loại nặng khác sẽ lan khắp bầu trời. Ngay cả các sự kiện tự nhiên như cháy rừng cũng có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta, giải phóng các hạt bụi mịn và khí độc hại vào không khí.
Những chất khí và độc tố này có thể hòa trộn thông qua các phản ứng hóa học để tạo thành ô nhiễm ozone và ô nhiễm bụi mịn – những kiểu ô nhiễm phổ biến nhất và có hại nhất hiện nay.
Bụi mịn là một thuật ngữ để chỉ các hạt rất nhỏ, nhỏ hơn rất nhiều lần so với một hạt cát. Các hạt có kích thước càng nhỏ, chúng càng có hiệu quả trong việc trốn tránh sự phòng vệ của cơ thể. Các hạt mịn và siêu mịn được coi là nguy hiểm nhất vì chúng có thể đi sâu vào phổi và máu.
Ozone là thành phần chính của ô nhiễm kiểu sương mù. Ozone trên mặt đất có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, hen suyễn và viêm phổi. Ozone độc hại được hình thành khi một số loại khí và hóa chất phản ứng dưới sức nóng và xúc tác của mặt trời.
Điều gì xảy ra khi chúng ta hít thở không khí ô nhiễm?
Trong ngắn hạn, việc hít thở ô nhiễm không khí có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề y tế mà bạn sẵn có như hen suyễn và bệnh tim. Về lâu dài, ngay cả các phơi nhiễm ở mức độ thấp cũng có thể đóng vai trò trong việc phát triển các bệnh về phổi và tim. Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm thấy các liên kết đến những tổn thương ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, từ bộ não đến xương của chúng ta.
Ô nhiễm không khí thực sự là một kẻ giết người thầm lặng. Vào thời điểm mọi người mắc bệnh ung thư phổi hoặc bệnh tim, ít tai nghĩ rằng ô nhiễm không khí trong nhiều năm đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển các bệnh này.
Trẻ nhỏ và người cao tuổi sẽ phải đối mặt với rủi ro cao nhất vì hệ miễn dịch của cơ thể họ kém mạnh mẽ hơn so với những người lớn khỏe mạnh. Riêng đối với trẻ em, những tổn thương có thể bắt đầu ngay cả trước khi chúng được sinh ra: Ô nhiễm không khí có thể gây ra sinh non và thiếu cân, khiến trẻ có nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng suốt đời.
Sau khi sinh, trẻ em cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn từ ô nhiễm không khí vì các cơ quan của chúng vẫn chưa hoàn thiện. Chúng cũng sẽ hít phải lượng chất ô nhiễm cao hơn vì trẻ em thường có xu hướng dành nhiều thời gian bên ngoài, thở nhanh hơn người lớn và thở nhiều bằng miệng.
Hít thở không khí ô nhiễm trong quãng thời gian phát triển quan trọng cũng có thể làm hỏng bộ não của trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến cách chúng suy nghĩ và cảm nhận. Không khí ô nhiễm có liên quan đến chứng tự kỷ, trí thông minh thấp, các vấn đề về sự chú ý và nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn người bình thường.
Với những người lớn tuổi, việc hit thở nhiều không khí ô nhiễm có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao và có thể dẫn đến chứng đột quỵ.
6 Tháng Mười Một, 2019
Bài viết khác
- Vắc xin COVID-19 và những lầm tưởng tai hại
- Chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của chủng virus SARS-CoV-2 mới
- Lạm dụng và lệ thuộc vào pregabalin và gabapentin: Cảnh báo Đặc biệt từ TGA
- Chuyên gia nói gì về băn khoăn SARS-CoV-2 lây qua thực phẩm?
- Ngủ đông khiến tế bào ung thư dễ tái phát
- Bản tin ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19