Danh mục sản phẩm
Trang chủ   Góc y khoa  Yến mạch – loại thực phẩm bổ dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2
Yến mạch – loại thực phẩm bổ dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2
Sử dụng yến mạch vào bữa sáng là một sự bổ sung tuyệt vời trong chế độ ăn kiêng của người tiểu đường. Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ cùng với các khoáng chất thiết yếu (chẳng hạn như magnesi, kali, calci và sắt,…) Và việc tiêu thụ yến mạch đã được chứng minh là có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm cholesterol LDL. Không những vậy, yến mạch còn mang lại nhiều lợi ích khác cho người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Giúp quản lý cân nặng và lượng đường trong máu
Một chén bột yến mạch có khoảng 30 gram (g) carbs, trong đó có 4 g chất xơ. Chất xơ là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với con người, và đặc biệt cần với bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ (cả dạng hòa tan và không hòa tan) đều làm tăng thời gian tiêu hóa, giúp làm chậm quá trình hấp thu glucose ở ruột non.
Viện Y tế Quốc gia (NIH) khuyến nghị rằng trung bình nam giới cần tới 38 g chất xơ mỗi ngày, trong khi đó, con số này ở phụ nữ nên là 25 g. Các chuyên gia dinh dưỡng khác thậm chí còn khuyến nghị con số cao hơn cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2 – tức là khoảng 40 g mỗi ngày.
Mặc dù yến mạch có nhiều carbohydrate – thứ mà theo lý thuyết những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải cảnh giác – nhưng nó lại là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp. Không những thế, loại chất xơ hòa tan có trong yến mạch có thể giúp kiểm soát cân nặng cửa người bệnh.
Theo NIH, những bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 được bổ sung yến mạch và cám yến mạch vào bữa ăn trong sáu tuần liên tiếp đã có sự giảm đáng kể đường huyết, cũng như kiểm soát tốt cân nặng của mình.
Giảm viêm hiệu quả
Một lý do khác để bổ sung yến mạch vào chế độ ăn: khả năng chống viêm hiệu quả của chúng. Viêm vốn là một trong những cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. tuy nhiên, nếu quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường type 2 rất dễ bị viêm, và theo các báo cáo thống kê, tình trạng viêm liên tục (mãn tính) sẽ gây stress các cơ quan của bạn, dẫn đến các biến chứng như bệnh về tim và não.
Trong yến mạch có chứa một hợp chất chống viêm tên avenanthramide. Các nhà nghiên cứu đã thực hiên một nghiên cứu trên 22 người mắc bệnh tiểu đường type 2, ăn yến mạch trong khoảng thời gian 8 tuần liên tiếp và đã quan sát thấy lợi ích chống viêm của yến mạch trên những đối tượng này.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mỡ máu cao
Các nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm và dinh dưỡng phân tử cũng ghi nhận rằng yến mạch giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Có thể coi bệnh lý tim mạch là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường type 2, do lượng đường trong máu cao thường xuyên có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu kết nối với trái tim người bệnh. Việc ăn bột yến mạch sẽ giúp kiếm soát đường huyết người bệnh hiệu quả, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.
Bên cạnh đó, cũng có các bằng chứng cho thấy rằng việc tiêu thụ yến mạch có thể làm giảm mức cholesterol máu – một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Theo một đánh giá được công bố vào tháng 10 năm 2016 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, kết quả cho thấy chế độ ăn giàu yến mạch có liên quan đến việc giảm cholesterol LDL trung bình khoảng 4,2%.
Bệnh nhân tiểu đường type 2 nên dùng loại yến mạch nào?
Có thể chế biến yến mạch thành nhiều dạng:
- Yến mạch cán: Bột yến mạch được hấp và cán phẳng, tạo thành hình vảy
- Yến mạch nhanh (Quick Oat) Yến mạch được hấp trong thời gian lâu hơn và cuộn thành những miếng mỏng hơn để nấu nhanh hơn.
- Yến mạch Steel-Cut: Kích thước lớn hơn yến mạch cán và mất nhiều thời gian hơn để nấu
- Cháo yến mạch làm bằng những viên yến mạch đã được hấp và nghiền thành bột
Trong đó, yến mạch Steel-Cut là loại tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường type 2 vì chúng là loại yến mạch ít được xử lý nhất. Trong khi đó, yến mạch cán có chỉ số đường huyết cao hơn so với yến mạch Steel-Cut vì chúng đã được nấu chín một phần. Nhìn chung, yến mạch càng được chế biến kỹ, chúng càng chứa ít chất xơ có lợi.
Ngoài ra, nếu bạn muốn ăn một bát yến mạch có hương vị, bạn có thể ăn kèm với trái cây tươi hoặc các loại hạt như chuối, mâm xôi, việt quất, hạnh nhân và quả óc chó… Nhưng hãy chú ý là chỉ nên ăn một phần nhỏ các loại topping kèm theo này.
Việc ăn yến mạch thường được khuyến cáo là không nên bổ sung chất làm ngọt nào, ngoại trừ trái cây. Tuy vậy, nếu bạn vẫn muốn thêm chúng vào để khiến bữa ăn trở nên ngon hơn thì Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cũng có một vài khuyến cáo cho bạn:
- Stevia (Truvia)
- Aspartame (Equal, Nutrasweet)
- Saccharin (Sweet ‘n Low)
- Sucralose (Splenda)
Trên đây là những loại đường nhân tạo không gây tăng đường huyết và có thể bổ sung vào bữa ăn yến mạch của người tiểu đường
Mặt khác, khi nói đến bột yến mạch thì phương pháp nấu ăn cũng rất quan trọng. Yến mạch được chuẩn bị đúng cách có thể mất nhiều thời gian hơn, nhưng lợi ích nó mang lại cho người bệnh tiểu đường type 2 cũng sẽ nhiều hơn: kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn , giảm cholesterol và viêm, và giúp kiểm soát cân nặng.
26 Tháng Tám, 2019
Bài viết khác
- Vắc xin COVID-19 và những lầm tưởng tai hại
- Chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của chủng virus SARS-CoV-2 mới
- Lạm dụng và lệ thuộc vào pregabalin và gabapentin: Cảnh báo Đặc biệt từ TGA
- Chuyên gia nói gì về băn khoăn SARS-CoV-2 lây qua thực phẩm?
- Ngủ đông khiến tế bào ung thư dễ tái phát
- Bản tin ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19